Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Posted by Unknown | File under :
Trong ngày quốc tế phụ nữ 8-3 nhiều nam giới thường tự hỏi: “ Người mình yêu thích gì”.Tâm lý phụ nữ thường rất khó đoán biết. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn một số gợi ý nho nhỏ về vấn đề này.


1. Phụ nữ thích ở cạnh người mình yêu
Trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chắc hẳn tất cả đàn ông trên thế giới đều muốn người phụ nữ mình yêu thương biết rằng cô ấy rất đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ điều mà họ luôn băn khoăn đó là cô ấy thực sự mong muốn điều gì. Những đóa hồng thơm ngát, những món quà đắt đỏ chưa chắc đã làm cô ấy hài lòng bởi điều duy nhất mà cô ấy muốn chỉ là "bạn" và khoảng thời gian cả hai được ở bên nhau. Thể hiện tình yêu thông qua những món quà vật chất không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng.

2. Phụ nữ thích quan tâm và khen ngợi
Tâm  lý phụ nữ thường rất nhạy cảm. Món quà đặc biệt nhất trong ngày Quốc tế Phụ nữ 2012 cũng có thể là sự quan tâm và những lời khen ngợi về những thành tích của cô ấy. Người phụ nữ nào cũng thích được người đàn ông của mình chú ý, chỉ cần một cái ôm ấm áp, một ánh mắt âu yếm nhìn sâu vào đôi mắt hay một lời tán dương cũng đủ làm cô ấy cảm thấy hạnh phúc.

3. Phụ nữ thích lãng mạn
Trí tưởng tượng của phụ nữ đôi khi làm đấng mày râu khó xử. Nhận một tấm thiệp do người đàn ông mình yêu tự tay làm có thể sẽ khiến phụ nữ cảm động hơn gấp trăm lần một đóa hồng thật to hay chiếc nhẫn kim cương quý giá. Thể hiện tình yêu và nói ra những điều làm cô ấy trở nên khác biệt, quan trọng đối với bạn đến nhường nào có lẽ cũng là một ý tưởng không tồi.

4. Phụ nữ muốn được lắng nghe
Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 là dịp để chị em nói ra những mong muốn thầm kín nhất của mình. Người phụ nữ sẽ rất thích khi bạn chăm chú lắng nghe và không cằn nhằn khi cô ấy kể đủ những chuyện trên trời, dưới biển. Hãy thử một lần nghe cô ấy trút bầu tâm sự một lần, có lẽ bạn sẽ khám phá ra những điều thú vị về cô ấy.

5. Xóa tan sự nghi ngờ giữa bạn và cô ấy
Hãy nhân dịp này để khẳng định một lần nữa mối quan hệ giữa bạn và cô ấy, hãy thể hiện tình yêu của bạn dành cho cô ấy nhiều đến chừng nào để cô ấy không còn hoài nghi rằng trái tim bạn còn dành cho ai đó nữa.

Chú ý: Tâm lý phụ nữ đôi lúc rất khó nhận biết chính xác. Để biết rõ hơn về vấn đề này hãy gọi đến cho tổng đài tư vấn tâm lý phụ nữ 19008909 để được chia sẻ cùng các chuyên gia.

Nguồn: Suckhoe68.com


Tin liên quan:

Tâm lý phụ nữ: Bao nhiêu tuổi thì được coi là ế?


Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Posted by Unknown | File under :

Trang (25 tuổi, quê Hà Tĩnh), hiện là nhân viên một ngân hàng ở TP HCM. Gần đây bố mẹ cứ liên tục gọi điện hỏi thăm tình "tình yêu tình báo đến đâu rồi?" làm cô gái không khỏi bức bối. Mỗi lần nghe con gái thông báo "chưa có gì" là các cụ ngoài quê lo xoắn lên, nào là gọi thầy về cắt duyên tiền kiếp, đi chùa cầu duyên, rồi tìm cách mai mối khắp nơi.


Huyên ở tuổi 30, cũng vài mối tình vắt vai nhưng chưa ưng được người nào làm chồng. Huyên không đẹp nhưng gương mặt khả ái, ăn nói có duyên nên được nhiều anh chàng để ý. "Khổ nỗi người mình thích thì họ đã có nơi có chốn, còn người theo đuổi thì mình lại không thích. Cứ thế rồi lưỡng lự đến bây giờ" - chị tâm sự.

Suốt 4-5 năm qua, Tết nào bố mẹ Huyên (Quảng Ngãi) cũng giục con đi chùa cầu duyên, cắt duyên tiền kiếp vì cho rằng chị "cao số". Kết quả cũng không có gì sáng sủa hơn. Lại một cái Tết nữa sắp đến, vậy là chị chính thức bước vào tuổi "băm", trong khi bạn bè đã có con bồng con bế thì Huyên vẫn đi về thui thủi một mình.

Chung cảnh ngộ đến tuổi lấy chồng mà chưa tìm được ý trung nhân, các cô gái bất an khi đối diện với áp lực từ dư luận, nhất là sức ép từ gia đình được chia sẻ trên khắp các trang mạng.

Trên blog cá nhân, nick name Hoang My bộc bạch: "Ở cái tuổi 'hăm ba', sợ nhất là mỗi mùa Tết, vừa bước chân về đến nhà, đi đến đâu họ hàng, làng xóm cũng hỏi chuyện chồng con. Hết ông bà nội, ông bà ngoại, cô bác, cậu dì rồi đến bố mẹ lúc nào cũng hối thúc nhức cả đầu. Giờ năm hết Tết lại đến rồi, nghĩ mà chán, tự nhiên chẳng muốn về quê ăn Tết nữa".


Còn Hoa (Tân Phú, Đồng Nai) vốn nổi tiếng là cô gái vô tư nhất xóm, suốt ngày chỉ thích chơi đùa với bọn trẻ con. Nhìn khuôn mặt vui vẻ hồn nhiên của Hoa không ai nghĩ chị đã gần 26 tuổi, chỉ có bố mẹ suốt ngày lo nơm nớp về "con gái lớn tuổi như quả bom nổ chậm" trong nhà.
Mỗi lần ngồi nói chuyện với bà con hàng xóm, bố mẹ của Hoa lại đưa chuyện có đứa con gái "ế, cao số" ra than thở cùng mọi người. Thậm chí có lúc hai đấng sinh thành còn đặt vấn đề "hay con mình bị pêđê, đồng tính?" rồi lại đâm ra nghi ngờ, khiến Hoa nhiều phen bối rối, phải ra sức giải thích.

Nói đến chuyện áp lực chồng con, gương mặt Huệ trở nên trầm tư. Cô bảo: "Đâu phải tôi không muốn lấy chồng, vì chưa gặp được người đàn ông nào như ý thôi. Thái độ của bố mẹ làm cho tôi khó xử lắm, nhiều khi nghĩ hay nhắm mắt gật đại anh nào cho vừa lòng các cụ".

Một chuyên gia tư vấn tâm lý công tác tại đài 1088 TP HCM nhìn nhận, phụ nữ ngày nay thường có xu hướng lấy chồng muộn hơn. Điều này xuất phát nhiều nguyên nhân, đa phần chị em mong muốn bản thân thật chín chắn và có công việc ổn định trước khi bước vào hôn nhân. Bên cạnh đó, bộ phận phụ nữ trí thức khá kén chọn, họ luôn đặt ra nhiều tiêu chuẩn về người bạn đời xứng tầm với mình. Thực tế sau khi tốt nghiệp đại học, các thanh nữ đã 22 tuổi, đến khi có một công việc tốt và thu nhập ổn định, chí ít chị em cũng đến tuổi 30.

Ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tâm lý của cha mẹ luôn lo sợ "con gái lớn tuổi như bom nổ chậm trong nhà”. Tâm lý này càng nặng nề ở các vùng quê, thậm chí có nơi con gái 20 tuổi đã bị xem là “già”. Trước áp lực từ phía gia đình, không ít chị em tuổi U30 lo lắng, bất an. Có người sau một thời “kén cá chọn canh” thì chán nản nên đành yêu vội, cưới gấp để rồi phải hối hận khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc.

Hiểu được tâm lý của các bậc làm cha mẹ luôn muốn con cái thành gia lập thất mới yên lòng, chuyên gia tâm lý khuyên phụ huynh trong những trường hợp trên nên “bình tĩnh”, đừng quá tạo áp lực cho con để tránh những hệ lụy về sau. Còn các bạn nữ nên dành thời gian nói chuyện nghiêm túc với cha mẹ về tình trạng thực sự của mình, những dự tính và khó khăn mình đang gặp phải.

“Nếu bạn chọn cách sống độc thân thì nói rõ và thể hiện cho bố mẹ biết mình có đủ bản lĩnh để chịu trách nhiệm về lựa chọn đó. Trường hợp bạn dự định lấy chồng muộn thì cũng nên chia sẻ kế hoạch trong tương lai để được cha mẹ hiểu và thông cảm”, chuyên gia gợi ý. Ông cũng nói rằng thanh nữ nên tham gia nhiều hoạt động xã hội, mở rộng mối quan hệ để có thêm cơ hội lựa chọn bạn đời phù hợp.

Chú ý: Khi bạn có những thắc mắc liên quan đến tâm lý phụ nữ hãy gọi tới tổng đài tư vấn tâm lý 19008909 để được tư vấn chi tiết.




Nguồn: Suckhoe68.com

Tin liên quan: 


Posted by Unknown | File under :


Tuổi 18 - 24:
Phụ nữ ở độ tuổi này quan tâm chủ yếu tới việc người đàn ông của họ có "hợp nhãn" bạn bè họ hay không. 47% phụ nữ cho biết thường có hứng thú với những đàn ông được bạn bè họ đánh giá cao.

"Đây là khoảng thời gian mà phụ nữ dành nhiều cho các mối quan hệ xã hội. Bởi thế, người đàn ông trong giai đoạn này phải hợp với đời sống và các mối quan hệ của nàng" - theo tiến sĩ tâm lý học Daren Ruskin. "Mối quan hệ ở thời điểm này thường ít mang tính định hướng tương lai và dựa nhiều trên đánh giá và tác động từ bạn bè - những người có mối quan hệ nhiều tương đối so với gia đình".

Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi này cũng thích hẹn họ với những anh chàng điển trai, thân hình hấp dẫn hơn họ, có cùng các sở thích trong lĩnh vực sách, phim ảnh và âm nhạc.

Tuổi 25 - 34:
Đây là độ tuổi phụ nữ tập trung nhiều nhất vào sự nghiệp, tuy nhiên sự hấp dẫn về ngoại hình và sự hòa hợp trong "chuyện ấy" vẫn được các nàng đưa lên hàng ưu tiên. Tiêu chí "người đàn ông tham vọng" cũng được đánh giá rất cao. 2/3 phụ nữ được hỏi cho rằng tham vọng và có chí hướng là tiêu chí rất quan trọng.

Lý giải có điều này, theo các chuyên gia, 25 - 34 tuổi vẫn là độ tuổi sung sức của phụ nữ, nên "chuyện ấy" vẫn được chú ý tới nhiều. Thêm nữa, phụ nữ trên 25 tuổi đã bắt đầu nghĩ tới chuyện lập gia đình và sinh con, nên việc người đàn ông có tương lai, có sự nghiệp hay không là không thể thiếu để xây dựng gia đình bền vững và cho lũ trẻ điều kiện phát triển tốt nhất. 

Tuổi 35 - 44:
Tâm lý phụ nữ tuổi 40  chuyển sang dành cho những đàn ông lớn tuổi. Phụ nữ độc thân ở giai đoạn này thường là những người tự tin, độc lập, và đã có chỗ đứng nhất định trong công việc. Bởi vậy, người đàn ông hoàn hảo trong mắt họ là người chín chắn, ổn định, và thành đạt. Phụ nữ không còn quan tâm nhiều tới các tiêu chí "râu ria" như ngoại hình hấp dẫn, tương lai của mối quan hệ, hay đánh giá của bạn bè.

73% phụ nữ ở tuổi này thích đàn ông hơn mình ít nhất 5 tuổi. Ngoài ra tác phong lịch lãm, đứng đắn cũng là điểm cộng rất lớn trong mắt các nàng.

Tuổi 45 - 54:
Đến tuổi trên 45, người đàn ông hoàn hảo trong mắt phụ nữ phải là người mang đến cho họ cảm giác an toàn. 95% có chung mẫu đàn ông mang tới cho họ chỗ dựa vững chãi về cả tinh thần và vật chất. Phụ nữ ở tuổi này tỏ ra ít kén chọn nhất, nhưng vẫn hướng nhiều đến đàn ông có thu nhập cao, một trong những tiêu chí mà phụ nữ ở tuổi nào cũng thích.

Một điểm thú vị là có tới 54% phụ nữ 45 - 54 tuổi tỏ ra hứng thú với đàn ông kém tuổi.

Trên 55:
Sự thông minh và tinh tế là điểm cộng lớn nhất trong mắt phụ nữ trên 55. Ở tuổi này, phụ nữ thích những người sâu sắc và có óc hài hước. Phụ nữ trở nên khó tính hơn nhiều, và hầu như khó có cảm tình hay ý muốn sống chung với đàn ông trừ khi đó là người thực sự hoàn hảo với họ.

Vì ở mỗi độ tuổi khác nhau, gu đàn ông của phụ nữ lại khác nhau. Điều này giải thích vì sao không ít phụ nữ cảm thấy không còn hứng thú khi gặp lại hình bóng trong mơ của mình một thời.

Lưu ý: Đàn ông lớn tuổi vẫn có ham muốn tình dục cao, còn phụ nữ sau tuổi mãn kinh thì ham muốn giảm đi rất nhiều. Đó là lý do tiêu chí hòa hợp chăn gối cũng được coi trọng và cần có sự linh hoạt trong tiêu chí của người phụ nữ. Hãy gọi đến tổng đài tư vấn tâm lý 19008909 để được tư vấn trực tiếp.


Posted by Unknown | File under :

1. Bạn không còn là tâm điểm

Khi bên bạn, nàng luôn nhìn quanh tìm kiếm việc gì đó để làm hoặc kiếm ai đó để nói chuyện cùng. Nếu có chút hứng, nàng sẽ “cố gắng” dành cho bạn sự quan tâm trọn vẹn. 

2. Cất giữ bí mật
Nàng hay giấu giếm và không còn muốn cho bạn biết nàng đã ở đâu hay đang nói chuyện điện thoại với ai. 


Nàng không còn hứng thú nói chuyện với bạn

3. Không còn… nói nhiều
Đừng quên rằng phụ nữ rất thích nói chuyện. Nếu nàng không hỏi gì bạn và tỏ vẻ hờ hững với những gì bạn nói, còn khi bạn hỏi nàng, nàng chỉ đáp trả bằng hai chữ “có” và “không” gỏn lọn, nàng có vấn đề rồi.


4. Cuộc sống của nàng trở nên quá nhộn nhịp
Đây có lẽ là dấu hiệu tinh tế và cổ điển nhất trong tất cả: Nàng chẳng nghe điện thoại đến mấy ngày liền, khi nghe máy thì lại đang bận và tỏ vẻ không có thời gian gặp bạn.

Dấu hiệu này không hoàn toàn mang thông điệp “tất cả đã hết”, nhưng nếu trước đây bạn đã quen với việc gặp nàng thường xuyên thì có vấn đề rồi. 

5. Thích cãi cọ vô cớ
Nàng có thích gây tranh cãi vì những chuyện nhỏ nhặt vớ vẩn không? Nếu không điều gì bạn làm hay nói còn đúng đắn nữa và mọi thứ hoàn toàn quy về lỗi của bạn, xin chia buồn, nên bắt đầu lo lắng đi.

6. Nàng từ chối những món quà bạn tặng
Phụ nữ vốn rất thích nhận quà. Vì vậy nếu nàng quay đi trước thành ý của bạn thì điều đó có nghĩa nàng cảm thấy tội khi đang nghĩ đến chuyện chia tay, đặc biệt nếu món quà bạn tặng lại là đúng thứ nàng đang ao ước.

7. Nhìn nhận chuyện đổ vỡ của người khác rất… tích cực
Ví dụ nàng bảo một cô bạn của nàng vừa mới dứt tình với bạn trai và bây giờ sống tốt đẹp hơn hẳn.

Trong trò chơi của sự lãng mạn, mọi cái không phải lúc nào cũng trắng đen rõ ràng. Hầu hết mọi điểm trên là giả định dựa trên những kỹ thuật bày tỏ thái độ phổ biến.

Chú ý: Nếu có vấn đề thắc mắc về tâm lý phụ nữ, mời bạn gọi điện thoại đến tổng đài tư vấn sức khỏe 19008909 để được tư vấn trực tiếp.

Posted by Unknown | File under :
Một phụ nữ chia sẻ như sau: Tôi năm nay 26 tuổi, gia đình tôi đang gặp những vướng mắc lớn và tôi đang hoang mang không biết có nên ly dị.


Hồi học năm 2 đại học, tôi yêu một người, song cuộc tình ấy tan vỡ khi anh ấy có người khác. Sau đó, một người khác xuất hiện trong đời tôi. Anh ấy rất thương tôi. Tôi như người vớ được cái áo ấm khi bị lạnh vậy. Và đó cũng là người chồng hiện nay.
Anh ấy đòi cưới dù tôi đang còn đi học. Tôi đồng ý, phần vì nghĩ mẹ tôi đã quá cực khổ, phần buồn cho cuộc tình cũ. Tôi cũng nghĩ rằng nếu lấy người yêu mình thì cũng sẽ hạnh phúc, dù thật ra tôi không có tình cảm với anh ấy. Bây giờ nghĩ lại, tôi mới hiểu suy nghĩ ấy thật sai lầm...

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có con. Bé được 12 tháng thì tôi gửi cho bà nội nuôi giúp để tôi có thể đi làm. Hai vợ chồng tôi còn phụ thuộc gia đình chồng rất nhiều, thậm chí không có tiền nuôi con, đôi lúc tôi phải về xin tiền mẹ ruột.
Tôi xin vào làm cho công ty bất động sản. Trong tháng đầu đi làm, ngày nào về đến nhà tôi cũng bị chồng đánh mắng, sỉ nhục rất tệ vì anh nghĩ tôi đi làm là để lấy cớ đi chơi, cặp bồ, bỏ bê con cái... Anh ấy không cho tôi đi làm. Vì tổ ấm, tôi nghỉ việc để ở nhà nuôi con, cố gắng nhường nhịn chồng. Tiền bạc túng thiếu, tôi phải bán cả nhẫn cưới để mua sữa cho con.
Khi bé được 2 tuổi và đi học, tôi cố gắng xin vào đơn vị nhà nước làm vì nghĩ rằng như thế anh ấy sẽ không chửi và bắt nghỉ việc nữa. Thêm nữa, công việc ấy tuy lương thấp nhưng thời gian ổn định nên tôi có thể lo cho con. Không ngờ anh ấy vẫn không thay đổi, vẫn tìm đủ mọi cách làm tôi phải nghỉ việc: chửi bới, hành hạ, thậm chí đánh tôi đến tét đầu, biến dạng khuôn mặt. Đau đớn vô cùng, tôi xin gia đình chồng về nhà mẹ đẻ ở để có thể tiếp tục đi làm.
Sau bao sự việc, anh ấy không hề có lời xin lỗi mà tiếp tục gọi điện thoại và nhắn tin mắng chửi. Tôi lên tiếng: "Nếu không tin tưởng và yêu nhau nữa thì nên ly dị". Anh đồng ý và bắt tôi viết đơn.
Tôi đang rất băn khoăn: nếu tôi ly dị thì người buồn nhất là mẹ tôi, người đau khổ nhất là con tôi. Nếu tôi không ly dị thì liệu tôi có còn giữ được mạng sống? Giả sử tôi nghỉ việc thì liệu tôi có thể khiến anh ấy thay đổi tính tình, nhận ra cái sai của bản thân?
Tôi không muốn con tôi chứng kiến cảnh ba mẹ đánh nhau hoài (lần nào xung đột xảy ra, bé đều chứng kiến). Tôi rất mong nhận được lời khuyên.
Lời khuyên tâm lý của chuyên gia
Trước khi cùng bạn tháo gỡ những nút thắt đang ghim vào cuộc sống của bạn, tôi muốn nhắn nhủ và gửi lời chúc bạn luôn giữ gìn sức khỏe thật tốt để có thể vững vàng vượt qua sóng gió đang vây quanh bạn và gia đình bé nhỏ của bạn.
Câu chuyện của bạn là sự tiếp nối của nhiều sai lầm như người ta vẫn thường nói “sự bồng bột tuổi trẻ là nỗi ân hận khi trưởng thành”. Kết hôn nhanh chóng với người mình không có tình yêu để lấp đầy khoảng vỡ do cuộc tình trước mang lại. Kết hôn khi còn đang đi học và có con khi chưa có sự tích lũy căn bản về kinh tế. Nhưng thôi, lỗi lầm dù sao cũng đã xảy ra. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau giải quyết những nút rối hiện tại để tìm được sự bình yên và hạnh phúc cho những tháng ngày tiếp theo nhé!
Thứ nhất, tôi không muốn trách bạn vì đã quá yếu đuối trong cuộc hôn nhân này, từ lý do kết hôn đến những điều vô lý bạn phải chịu đựng trong quá trình chung sống với chồng. Tuy chuyện gì cũng có hai mặt của nó, cớ sự hôn nhân không êm thấm có lẽ cũng do một phần lỗi của bạn chứ không hẳn chỉ do người chồng. Nhưng phụ nữ vốn vậy, lúc nào cũng chỉ muốn có một “bóng tùng” để dựa vào, và rồi vô tình bị lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông mình chọn làm chồng. 
Thế nhưng khi “bóng tùng” quấn trong mình quá nhiều bão tố, thậm chí biến dạng và sản sinh ra những chiếc gai đâm xuyên, cào cấu bạn thì liệu bạn có đủ sức chịu đựng để “nương tựa” đến suốt đời?
Thứ hai, người mẹ truyền thống nào cũng muốn con cái lập thân trước lập nghiệp và có quan niệm rằng dù thế nào đi nữa thì vẫn cần có người đàn ông làm trụ cột trong nhà, dù người đàn ông đó có “không ra gì” đi chăng nữa. Mẹ bạn cũng không là ngoại lệ, bạn lại hàm ơn mẹ bạn vì đã chịu nhiều cực khổ nuôi bạn khôn lớn nên bạn sợ mẹ buồn nếu bạn ly dị.
Nhưng bạn nên hiểu rằng từ trong thâm tâm người mẹ, được thấy con sống yên vui, hạnh phúc mới là điều mong mỏi lớn nhất cuộc đời. Nếu cuộc hôn nhân hiện tại của bạn không mang lại cho bạn bất kỳ sự hạnh phúc, an toàn nào, ngược lại còn khiến bạn lao tâm khổ tứ thì liệu mẹ bạn có thật sự vui? Đừng vì sự yếu đuối cố hữu trước người chồng và cảm nhận chủ quan mà cho rằng bạn ly dị sẽ khiến mẹ bạn buồn!
Thứ ba, tôi không đồng ý với suy nghĩ nghỉ việc, bỏ công sức ra để thay đổi tính cách một con người của bạn đâu. Bạn cũng cho biết bạn hàm ơn mẹ vô cùng vì mẹ phải trải qua nhiều cơ cực để nuôi bạn ăn học, những mong bạn có công việc làm ổn định để nuôi sống bản thân, chưa nói gì đến báo hiếu. Vậy tại sao bạn lại muốn bỏ hết công việc chỉ để ở nhà theo ý muốn vô lý của chồng? Trong khi đó, bạn vẫn phải xin tiền mẹ để nuôi con, phải bán nhẫn cưới để có tiền trang trải cuộc sống?
Có thể bạn là người kiên nhẫn, có sức chịu đựng bền bỉ trong cuộc hôn nhân này. Nhưng bạn ạ, có những điều xứng đáng để ta chịu đựng vì ta biết nó sẽ mang về kết quả tốt. Song không phải lúc nào nhẫn nhục cũng là điều hay đâu. Trẻ con cần được sống trong môi trường hạnh phúc, chan hòa yêu thương của cả bố lẫn mẹ thì nhân cách của trẻ mới được phát triển hài hòa. Thế nên, thật không tốt cho con bạn khi bé phải thường xuyên sống trong không khí ngột ngạt khi chứng kiến ba mẹ xung đột, khi đời sống về vật chất quá khó khăn chỉ vì mẹ không được đi làm... Dừng lại hay đi tiếp trong cuộc hôn nhân này, tôi tin bạn đã có câu trả lời cho chính mình.
Thứ tư, người ta vẫn nói “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Bạn là kiểu phụ nữ trọng gia đình, cố gắng níu vớt người chồng để con bạn không chịu cảnh không cha, gia đình không toàn vẹn. Nhưng bạn ơi, người đàn ông là một bài toán vừa dễ vừa cực kỳ khó. Người ta có thể che giấu tình yêu chứ không thể che giấu sự vũ phu, hung dữ của mình.
Chừng đó năm chung sống bạn đã hiểu về anh ấy như thế nào? Anh ấy có phải là người yêu thương con cái không? Những phút nóng nảy, quát mắng, chửi bới, đánh đập bạn là cớ vì sao? Chính đáng hay “hứng” lên là chửi, là đánh một cách hết sức vô cớ? Anh ấy vũ phu nhưng anh ấy có chăm lo cho gia đình đàng hoàng không? Có chí thú làm ăn không?
Bạn hãy trả lời những câu hỏi trên để xem anh ấy có xứng đáng được nhận sự kiên trì từ bạn trong việc duy trì hôn nhân không nhé!
Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề! Hãy quyết đoán và mạnh mẽ lên. Cuộc sống của bạn là do bạn quyết định và kiến tạo!

Trong tình yêu - hôn nhân - gia đình, hẳn bạn có ít nhiều băn khoăn, bối rối, mong có người lắng nghe, tư vấn. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn tâm lý 19008909 để nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia.


Nguồn: Suckhoe68.com


Tin liên quan: 

Posted by Unknown | File under :

Theo một chuyên gia tâm lý chia sẻ, hiện nay ngoài những phụ nữ xin tư vấn về quyết định có nên ly hôn và trở thành bà mẹ đơn thân, còn có nhiều trường hợp phụ nữ có học thức, có địa vị xã hội muốn được tham vấn tâm lý về việc nuôi con một mình. Trường hợp một phụ nữ 33 tuổi, là thạc sỹ đang dạy ở một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội làm vị chuyên gia tư vấn tâm lý này nhớ nhất. Cô gái chia sẻ về đám cưới của mình bị hủy ngay trước ngày đón dâu. Chú rể trước hôm cưới có hẹn cô đi uống nước. Cô nghĩ rằng đó là cuộc trao đổi về đám cưới, tuy nhiên cuộc gặp có sự xuất hiện của người thứ ba là một cô gái. Cô gái này quỳ gối xuống xin "cô dâu" hãy để đứa bé trong bụng của cô có cha.

Người mẹ đơn thân dễ gặp nhiều khó khăn vất vả!

Dù người phụ nữ cần được tư vấn này chia sẻ, mối tình của họ đã được "thử lửa" đến 5 năm nhưng tất cả đều "thua" đứa bé đang trong bụng cô gái kia. Ba năm "trốn chạy" quá khứ để sống và học tập tại úc theo ngành truyền thông cũng không "cứu vớt" được nỗi đau trong cô. Cô không còn tin ở đàn ông. Cô gái này muốn được tư vấn về việc làm mẹ đơn thân bằng cách thụ tinh nhân tạo. Cô sợ bị phản bội, sợ lấy chồng rồi phải đối mặt với nguy cơ ly hôn, đổ vỡ niềm tin, lo bị chồng phụ bạc. Ngược lại với ý định không muốn lập gia đình, cô gái này lại có một mong muốn được làm mẹ, được nuôi dạy đứa con của chính mình mà không cần biết đến người cha của con mình.

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" là câu mà các bà mẹ thường "dặn mình" và để nói với những người xung quanh khi được hỏi về cuộc sống của bà mẹ đơn thân. Không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế bỏ ra vài chục triệu đồng để thực hiện mong ước làm mẹ đơn thân.

Câu chuyện về "phương pháp" để làm mẹ đơn thân của chị Nguyễn Thị N, giáo viên một trường THCS tại Sơn Tây, Hà Nội lại là kết quả không lường trước cho sự lựa chọn của chị. Sau những mối tình đi qua cuộc đời, chị N. vẫn không có một cuộc hôn nhân như mong muốn. Đến tuổi 35, chị N. muốn có một đứa con để được nuôi, để hy vọng và để được lo lắng. Tuy nhiên, người chị "nhờ cậy" giúp thực hiện mong muốn lại là một đồng nghiệp cùng trường. Chị N. hứa sẽ không liên quan bất cứ điều gì với cha đứa trẻ. Nhưng không ai ngờ rằng, đứa bé sinh ra lại giống cha như hai giọt nước. Hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp xì xào, đồn đoán về cha đứa trẻ. Sau chuỗi ngày dư luận đàm tiếu, chỉ trích, gia đình người đàn ông được chị "nhờ cậy" phải chuyển vào tận Tây Nguyên sinh sống. Anh chồng này quyết định chuyển đi theo ý vợ để chứng tỏ là "không còn quan hệ gì" sau cuộc "nhờ vả" làm cha đó.

Các bác sỹ ở Bệnh viện Phụ sản TW chia sẻ: "Giờ những phụ nữ vào Viện sinh con chỉ có sự chăm sóc của mẹ đẻ không còn quá hiếm. Dù "vượt cạn" một mình nhưng những phụ nữ này vẫn ngập tràn niềm vui với thiên thần bé nhỏ của mình".

Nguyên nhân do đâu?

Trên các trang web dành cho chị em như eva, webtretho đều lập những chuyên mục dành riêng cho các bà mẹ đơn thân, chia sẻ về cuộc sống của họ. Họ tự hào về sự khôn lớn, dễ thương của đứa trẻ bao nhiêu thì kèm theo đó là một chuỗi những câu hỏi băn khoăn với việc phải trả lời đứa con mình ra sao về cha của chúng. Trong mỗi câu chuyện của họ đều ẩn chứa một nỗi niềm, sự lo lắng về sự phát triển triển tâm sinh lý cho đứa con sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu người cha.

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng: Việc làm mẹ đơn thân nằm trong một xu hướng toàn cầu. Đó là sự gia tăng số người độc thân (cả nam và nữ) trong xã hội. Nó nằm trong 3 xu hướng toàn cầu: Ngoại tình tăng, ly hôn tăng, vì vậy mà độc thân tăng. Hôn nhân hiện đại với một số người có quá nhiều rủi ro, Việt Nam cũng đang nằm trong xu thế chung đó.

Thành viên hoalantim tâm sự trong diễn đàn của các bà mẹ đơn thân trên webtretho rằng: "Con mình mới 4 tuổi, cái tuổi này còn nhỏ quá. Mình không dám nói sự thật cho nhóc biết, chỉ nói là bố đi làm xa, một ngày nào đó bố sẽ về. Đôi khi nhóc hỏi khi nào bố về, mình xót lắm. Biết nói sao giờ, đây là vấn đề mình đau đầu, không lẽ mình nói dối mãi, nói thật ra thì nhóc còn nhỏ qua chưa hiểu gì".

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, hiện tượng nhiều phụ nữ tự nguyện làm mẹ đơn thân cho thấy, họ bị mất lòng tin vào hôn nhân, đặc biệt với những phụ nữ có học thức và điều kiện kinh tế. Họ nhìn thấy những người có chồng bị bất hạnh nhiều, sự ghen tuông của người chồng, hạn chế sự nghiệp của họ, nhất là đàn ông Việt còn chịu ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, vẫn đòi dạy vợ, "phu xướng phụ tùy" (chồng nói vợ phải theo). Nhiều ông chồng gia trưởng áp đặt, bạo hành vợ dẫn đến ly hôn gia tăng. Thậm chí, nhiều phụ nữ Việt hiện này còn "sính" lấy chồng ngoại vì đàn ông phương Tây có xu hướng tôn trọng vợ, dễ có hạnh phúc hơn”.

Trẻ thiệt thòi, dễ phát triển lệch lạc

Theo một chuyên gia xã hội học, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà người mẹ đơn thân gặp nhiều hay ít khó khăn. Nhiều người mẹ đơn thân khó khăn về kinh tế, nhất là lúc đau ốm, hoạn nạn không ai chăm sóc. Họ bị sức ép từ cha mẹ, họ hàng, điều này không dễ để vượt qua. Đặc biệt, đối với đứa trẻ, do đặc điểm giới tính (đàn ông cứng rắn, kiên quyết hơn), người mẹ dù có cố gắng đến đâu cũng không thay thế được vai trò người cha. Thông thường, những bà mẹ đơn thân sẽ cố gắng tìm cách bù đắp sự khuyết thiếu của người cha. Chính vì vậy, những đứa trẻ dễ bị nuông chiều quá mức dẫn đến sự phát triển lệch lạc.

Dù với lý do gì đi nữa, rõ ràng làm mẹ đơn thân sẽ khổ đủ đường, chưa kể đứa trẻ sẽ bị nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý. Xã hội không lên án người mẹ không chồng mà vẫn có con. Tuy nhiên trước khi đi đến quyết định này, mỗi người trong chúng ta hãy nên suy nghĩ hơn: Người mẹ dù cố gắng đến đâu cũng không thể thay thế vai trò của người cha...

Nếu bạn có thắc mắc về tâm lý cần chia sẻ hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn tâm lý 19008909 để nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia.



Nguồn: Suckhoe68.com

Tin liên quan: